Ba đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc lại tiếp tục nóng lên trước quy định cho thuê đất đặc khu 99 năm cùng những lo lắng xung quanh luật đặc khu.

Tình trạng mua bán đất đặc khu vừa được giảm nhiệt thì ba cái tên Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc lại một lần nữa nóng rang trên các mặt báo cũng như mạng xã hội khi quốc hội đưa luật đặc khu ra thảo luận.

Đặc khu kinh tế (SEZ) hay còn gọi là khu kinh tế tự do được thành lập với mục tiêu thu hút đầu tư và phát triển dẫn đầu nhờ được hưởng nhiều ưu đãi trong chính sách cũng như các biện pháp đặc biệt khuyến khích kinh tế. Các biện pháp khuyến khích đầu tư có thể kể đến như, miễn giảm thuế, chính sách lao động linh hoạt, được ưu tiên đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nâng cao điều kiện sống, chính quyền đặc khu với nhiều cải cách linh hoạt trong thủ tục, tinh nhẹ bộ máy phục vụ cho việc phát triển đặc khu tối đa…

Việt Nam kỳ vọng gì vào 3 đặc khu này?

Nhắc đến SEZ, không thể không nhắc đến Thâm Quyến, biểu tượng của mô hình đặc khu thành công biến làng chài nghèo ven biển khi nào trở thành siêu đô thị khiến cả thế giới chú ý. Ngoài ra, ở Hàn Quốc, mô hình khu kinh tế tự do như Incheon, Busan-Jinhae, Gwangyang, Hoàng Hải, Daegu-Gyeongbuk, Bờ Đông, Chungbuk và Saemangeum-Gunsan đem lại nhiều thành công là những minh chứng tạo động lực, củng cố niềm tin cho những quốc gia đang manh nha ý tưởng tạo khu vực kinh tế tự do.

Đặc khu kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra thay đổi lớn cho đất nước. Đây sẽ là những khu vực mũi nhọn đưa đất nước vươn lên trong tương lai, trở thành nước công nghiệp, tạo ra sản phẩm trí tuệ cao, cạnh tranh với thị trường thế giới đồng thời tạo tiền đề nâng kinh tế cả nước phát triển.

Dù được kỳ vọng về sự phát triển đột phá từ các đặc khu, tuy nhiên khi quốc hội đưa luật đặc khu ra thảo luận lại nảy sinh nhiều vấn đề dẫn đến nhiều ý kiến tranh luận từ nhiều phía.

Tại sao lại gây tranh cãi?

Cùng điểm qua những vấn đề nổi bật được người dân quan tâm về dự luật này.

Mua bán đất phức tạp khó kiểm soát

Mua bán đất nóng tại các đặc khu đã từng được phản ánh nhiều, mãi đến khi nhà nước can thiệp tình trạng này mới được giảm đi. Tuy nhiên, kể từ khi có thông tin thành lập đặc khu, tình hình chuyển nhượng đất ở các địa phương tăng nhanh và khó kiểm soát. Nhà nước có những biện pháp như ban hành các văn bản chỉ đạo công tác quản lý, sử dụng đất. Xử lý nghiêm khắc với những người quản lý đứng đầu. Vấn đề này đang là thách thức, đòi hỏi rất nhiều từ sự quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng.

Lo ngại người nước ngoài sở hữu đất

Việc mua bán đất phức tạp dẫn đến lo ngại người nước ngoài sở hữu nhiều đất đặc khu.

Cả 3 đặc khu đều nằm trong khu vực thuộc vùng địa lý trọng yếu và nhạy cảm nên việc quản lý người nước ngoài sở hữu đất ở đây lại càng được quan tâm. Nhất là khi rộ lên thông tin nhiều người nước nhà đã mua nhà ở khu vực. Trước vấn đề này, Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời: “Chính phủ chỉ đạo các cơ quan kiểm tra, qua đó chúng tôi chưa phát hiện người nước ngoài mua đất, họ chỉ mua các căn hộ chung cư ở các đô thị”

Cho thuê đất 99 năm

Có thể nói những ngày qua, nội dung này đã gây dây sóng dư luận. Việc cho thuê đất lâu năm gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Thứ nhất, đặc khu kinh tế là những khu vực trọng yếu, việc sử dụng đất đến 99 năm khiến nhiều người lo lắng. Thứ hai, việc cho thuê đất 99 năm được cho không phù hợp với mục tiêu đặc khu kinh tế  mục đích thúc đẩy công nghệ phát triển.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan chia sẻ trên báo Dân Trí: “Thời hạn cho thuê đất tại các đặc khu tối đa 99 năm là một chính sách rất tệ, không nên áp dụng. Tôi thử hỏi, với thời buổi công nghệ thay đổi nhanh chóng dường hàng ngày; Cách mạng 4.0 đang diễn ra, có ai dám đảm bảo mình sẽ vẫn làm ngành đó, nghề đó và lĩnh vực đó trong thời hạn 90 năm hay thậm chí 70 năm? Đây là 3 – 4 vòng đời sản phẩm, gần 2 thế hệ người Việt”. Bà cũng chia sẻ thêm: Cho thuê đất 70 năm, đến 99 năm, nếu có rủi ro doanh nghiệp đó phá sản trong thời hạn 10 hoặc 20 năm, họ sẽ chuyển nhượng hoặc chuyển mục đích sử dụng. Vậy ai sẽ quản lý đây?”

Trả lời phóng viên Tuổi Trẻ Online về vấn đề này, thủ tướng chính phủ nói:  “Dự án luật đã quy định là trong những trường hợp đặc biệt thì Thủ tướng quyết định việc này. Đương nhiên, trong những trường hợp đặc biệt đó, trước khi quyết định thì Thủ tướng phải xem xét, báo cáo các cơ quan có thẩm quyền”.

Đồng thời thủ tướng nhấn mạnh: “Thủ tướng, Chính phủ nhận thức rằng môi trường đầu tư, cơ chế chính sách mới là quan trọng nhất. Quy định về thời hạn cho thuê đất, giao đất không phải là là vấn đề quyết định, mấu chốt của dự án luật.

Tôi khẳng định là Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội lắng nghe ý kiến dư luận để báo cáo Quốc hội quyết định vấn đề này. Quốc hội cân nhắc thận trọng, có thể không chấp nhận quy định đó, Chính phủ sẽ thực hiện theo quyết định của Quốc hội”.

Nguồn : Tổng hợp Internet

Cần tìm mua hoặc thuê nhà? Click tại đây để tham khảo gần 300,000 tin rao bất động sản nhà phốcăn hộbiệt thự khắp Việt Nam!

Cần bán hoặc cho thuê nhà? Click tại đây để được đăng tin rao bán cho thuê nhà phốcăn hộđấtbiệt thự miễn phí không giới hạn tiếp cận hàng trăm lượt tìm kiếm mỗi ngày!