Trong vài năm gần đây, sự vượt trội của nền kinh tế Việt Nam thu hút sự chú ý của nhiều nhà đâu tư nước ngoài. Từ sau chính sách Đổi Mới năm 1986, kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến dài để trở thành một trong những nền kinh tế mới nổi hàng đầu Châu Á. Với sự gia tăng của giới trung lưu, sức mua lớn và tỷ suất sinh cao, Việt Nam có quy mô dân số đầy triển vọng cho phát triển. Tăng trưởng GDP luôn bền vững ở mức 6%/ năm từ 2014-2016 và đạt kỷ lục tăng trưởng $193.6 tỷ trong năm 2015. Việt Nam cũng nỗ lực rất nhiều về cắt giảm thủ tục hành chính nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài thông qua các chính sách như giảm mức giới hạn trần cho cổ đông ngoại quốc, gia tăng tính tiếp cận thị trường chứng khoán Việt Nam và mở cửa thị trường bất động sản cho người nước ngoài.

Việt Nam hiện là điểm đầu tư hấp dẫn trong cộng đồng ASEAN và đang trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất Châu Á. Mục tiêu của Việt Nam là vượt qua các nước láng giềng Campuchia, Lào và Myanmar và bắt kịp với ASEAN-4 gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan và Philippines. Với lợi thế về tảng dân số năng động và nền kinh tế vĩ mô ổn định, Việt Nam hứa hẹn là thị trường tiềm năng cho các ngành công nghiệp, chứng khoán và bất động sản.

Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng GDP, Việt Nam

Tốc độ tăng trưởng GDP, Việt Nam
Tốc độ tăng trưởng GDP, Việt Nam

Nguồn: PWC  & Tổng Cục Thống Kê

Sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, Việt Nam đã nỗ lực giảm thiểu thủ tục và thu hút đầu tư nước ngoài trong trọng 10 năm qua. Minh chứng cho điều này là sự cởi mở của thị trường thông qua các chính sách gỡ bỏ giới hạn trần với cổ đông nước ngoài, sự tiếp cận dễ dàng của thị trường chứng khoán Việt Nam và mở cửa thị trường bất động sản cho người mua nước ngoài.

QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA MẠNH MẼ

Việt Nam được nhiều người xem như một “Trung Quốc thứ hai”. Lộ trình phát triển công nghiệp tương đồng dựa chủ yếu vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI), lực lượng lao động dồi dào với mức lương xấp xỉ 30% so với Trung Quốc và vị trí chiến lược tại khu vực Đông Nam Á giúp Việt Nam được đánh giá rất cao trong việc xây dựng các công xưởng sản xuất bởi các tập đoàn đa quốc gia.

Biểu đồ 2: Lương danh nghĩa trung bình của các nước Châu Á và Thái Bình Dương, năm 2015 hoặc gần đây nhất (USD)

Lương danh nghĩa trung bình của các nước Châu Á và Thái Bình Dương

Nguồn: Hiệp Hội Lao Động Quốc Tế (2016)

Để tăng nguồn vốn FDI, chính phủ Việt Nam đã nỗ lực nâng cao hình ảnh đất nước trên bình diện quốc tế và gắn kết kinh tế thế giới thông qua các hiệp ước thương mại tự do và các tổ chức thương mại. Đáng chú ý nhất là việc tham gia vào Hiệp Hội Thương Mại Thế Giới (WTO) năm 2007 và theo sau đó là hàng loạt hiệp ước thương mại tự do với các đối tác lớn khác như Hàn Quốc, Liên Minh Châu Âu, Canada, Trung Quốc và Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN (AEC). Tăng trưởng dự đoán trong tương lai của Việt Nam sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực tiếp nối các hoạt động thương mại trên.

Năm 2016, FDI tăng trưởng 9% từ  $14.5 tỷ trong năm 2015 lên $15.8 tỷ. Triển vọng tăng trưởng càng được khẳng định bởi sự tăng mạnh quý-theo-quý (q-o-q) của vốn FDI đăng kí mới ở mức 77.6% trong Quý 1/2017. Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore và Trung Quốc là một trong số các nhà đầu tư lớn nhất. Các con số nói lên rất rõ hiện tượng “đào vàng” của các nhà đầu tư nước ngoài thâm nhập mạnh mẽ vào thị trường để tìm kiếm cơ hội, có thể thông qua mua lại và sát nhập các công ty niêm yết hoặc không, đầu tư bất động sản sản xuất công nghiệp hoặc các dự án thương mại, hoặc kinh doanh cao ốc văn phòng, khách sạn, resort.

Tuy nhiên, mảng đầu tư lớn nhất là lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là dệt may và công nghiệp gia công. Nguyên nhân được cho là do sự thiếu hụt nhân công giá rẻ ở các khu công nghiệp trọng điểm tại Tâm Quyến và Quảng Châu Trung Quốc vì giá nhân công tăng trong thập niên gần đây. Mức lợi nhuận thấp cùng áp lực chi phí đè nặng khiến các doanh nghiệp di dời sang Việt Nam, khu vực có nhiều hứa hẹn hơn.

Nhu cần di dời nhà máy từ các doanh nghiệp Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan đến Việt Nam tăng dần theo thời gian và đồng nghĩa với việc GDP sẽ tăng trưởng mạnh hơn trong thập kỷ tới.

 Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN BÙNG NỔ

Thi trường chứng khoán phát triển với tốc độ vững chắc trong thập niên qua mặc dù phải chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính cả về mặt vĩ mô và vi mô. Chỉ số VN-Index leo đến mốc kỉ lục trong 9 năm liên tiếp từ Tháng 5 – 2008 nhờ tính thanh khoản cao và lượng FDI lớn tiếp tục vào Việt Nam.

Biểu đồ 3: Lượng tài khoản trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Lượng tài khoản trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Lượng tài khoản trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Nguồn: SSC (2015)

Nghị định mới được ban hành Tháng 7 – 2015 cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 100% công ty niêm yết ở nhiều ngành khác nhau và công ty sở hữu nhà nước nếu không có hạn chế pháp lý. Điều này đã tạo ra một làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào thì trường chứng khoán Việt Nam. Các tổ chức và quỹ đầu tư từ các trung tâm tài chính trong khu vực tìm kiếm các cơ hội đầu tư từ các tập đoàn sở hữu nhà nước được cho phép đầu tư và các công ty niêm yết cần vốn phát triển. Vietnam Airlines là 1 ví dụ điển hình. Từ tập đoàn quốc doanh trong quá trình tái cơ cấu, Vietnam Airlines đã thành công trong việc kí kết với hãng hàng không lớn nhất Nhật Bản, ANA, cho 8.8% cổ phần của hãng hàng không quốc gia Việt Nam. Dự kiến sẽ có nhiều thương vụ tương tự với các tập đoàn nhà nước khác. Với nhiều yếu tố cốt lõi kết hợp với nền dân số trẻ, Việt Nam sở hữu thị trường chứng khoán đầy tiềm năng nhất Đông Nam Á.

ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN

Thị trường bất động sản mở cửa cho người nước ngoài thông qua nghị định Luật Nhà Ở Tháng 7/2015. Người nước ngoài có thể được sở hữu căn hộ và nhà ở trong 50 năm và được phép gia hạn thêm 50 năm nữa. Nghị định đặt giới hạn nhà/căn hộ bán cho người nước ngoài là 10% tổng số căn hộ và 30% cho nhà ở của dự án. Nhiều người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam để được quyền sở hữu lâu dài.

Điều này đã gia tăng nhu cầu mua căn hộ và nhà ở tại các thành phố trọng điểm. Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế của cả nước, được xem là điểm nóng khi các nhà đầu tư nhận thấy giá bất động sản tại đây rất hấp dẫn so với các khu vực khác như Hồng Kông, Singapore hoặc Đài Loan. Thêm vào đó, sự hạn chế nguồn cung căn hộ/nhà ở cao cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam đang trên đà tăng tạo nên cơn sốt giá cho thuê. Giá cho thuê cao và gia tăng giá trị tài sản là điều mà các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Nhiều dự án cao cấp tại Hồ Chí Minh và Hà Nội đạt mức giới hạn bán cho người nước ngoài trong thời gian ngắn cho thấy nhu cầu mua-cho thuê đang trong đà gia tăng.

Biểu đồ 4: Giá bán trung bình căn hộ (trên từng m2) tại Châu Á theo USD

Giá bán căn hộ trung bình

Nguồn: Nghiên cứu nội bộ của Indochina Properties (2017)

Thi trường resort cũng nhận được sự quan tâm không kém từ các khách mua nước ngoài. Với tăng trưởng lượng người du lịch vào Việt Nam năm 2016 là 26% so với năm trước, nhiều khách du lịch thường xuyên đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng tại các khu du lịch nổi tiếng. Với các đường bay thằng đến Singapore, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản và các thành phố trọng điểm khác tại khu vực, Đà Nẵng dần trở thành điểm du lịch hấp dẫn nhất khu vực. Các dự án resort dọc vùng duyên hải miền Trung – Đà Nẵng, Lăng Cô và Hội An cùng với các địa điểm nổi tiếng khác như Đà Lạt, Nha Trang và Phú Quốc.

Việt Nam không còn là địa điểm xa lạ với các nhà đầu tư và tiềm năng để chuyển vốn đầu tư từ các nước láng giềng như Thái Lan và Malaysia là rất lớn. Các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng từ tuyến metro đến sân bay, đường xá cùng với môi trường đầu tư thuận lợi giúp Việt Nam trở thành một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất ASEAN.

Thông tin:

Thay đổi về luật sở hữu nhà ở cho người nước ngoài tại Việt Nam (Hiệu lực từ 1/7/2015)

Sở hữu: 50 năm từ ngày cơ quan chức năng cấp giấy sở hữu nhà ở cho chủ sở hữu với điều kiện được phép gia hạn.

·         Công dân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam sẽ được hưởng sở hữu lâu dài.

·         Tổ chức nước ngoài được phép sở hữu nhà ở sẽ có thời gian sở hữu căn cứ theo thời hạn của giấy phép kinh doanh/ đầu tư.

Giới hạn sở hữu:

·         30% cho dự án căn hộ chung cư: Các tổ chức và cá nhân nước ngoài không được phép sở hữu quá 30% tổng số lượng căn hộ trong 1 tòa nhà.

·         10%  cho dự án nhà ở/villa: Các tổ chức và cá nhân nước ngoài không được phép sở hữu quá 10% tổng số lượng nhà ở cho mỗi dự án.

Mục đích mua: Nhà ở sở hữu bởi người nước ngoài có thể bán lại, cho thuê, thừa kế. thế chấp.

Chuyển nhượng sở hữu: 12 tháng sau khi chủ sở hữu được cấp giấy sở hữu nhà.

 

Nguồn: Indochina Properties

Tham khảo thêm tin rao bất động sản từ Indochina Properties tại đây